Một công cụ của phương pháp luận và tự nghiên cứu Thuyết_tương_đối_văn_hóa

Theo George Marcus, Michael Fischer, và Sam Bohart, hai nhà nhân chủng học về xã hội và văn hóa quả quyết rằng vẫn còn những độc giả phương Tây giác ngộ trên hai phương diện. Một mặt là sự tận dụng hình thức văn hóa cá thể trong quá trình xuất hiện Phương Tây hóa toàn cầu. Với cả sức hút lãng mạn và mục đích khoa học, các nhà nhân học đã từ chối chấp nhận quan niệm này một cách đơn thuần hướng tới mô hình thống trị Phương Tây.[4]

Thuyết văn hóa tương đối là một phần trong một phản ứng với chủ nghĩa vị chủng phương Tây. Chủ nghĩa vị chủng có nhiều hình thức rõ ràng, trong đó có ý kiến cho rằng nghệ thuật dân gian là đẹp nhất, giá trị đạo đức nhất, và tín ngưỡng đáng tin nhất. Franz Boas, căn bản được đào tạo trong ngành vật lý và địa lý, và chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng của Kant, Herder, và von Humboldt, ông lập luận rằng nền văn hóa của một người có thể bị gián đoạn và vì thế nó bị nhận thức hạn chế theo một cách không rõ ràng bởi những người khác. Ông hiểu rằng "văn hoá" không chỉ bao gồm khẩu vị, nghệ thuật và âm nhạc, hay niềm tin về tôn giáo. Ông giả định một khái niệm rộng hơn nhiều về văn hóa, định nghĩa văn hóa là tổng thể của các phản ứng cả về thể chất lẫn tinh thần và những hoạt động mang tính chất đặc trưng cho các hành vi của các cá nhân, hợp thành một nhóm xã hội tập thể và cá nhân liên quan đến môi trường tự nhiên của họ, các nhóm khác, tập hợp thành viên của riêng của mình, và của mỗi cá nhân với chính mình.[5]

Sự hiểu biết về văn hóa khiến các nhà nhân chủng học phải đối mặt với hai vấn đề: thứ nhất, làm thế nào để thoát khỏi ràng buộc vô thức của nền văn hóa của chính mình, cái mà chúng ta sẽ chắc chắn thiên vị khi nhận thức và phản ứng với thế giới, và thứ hai, làm thế nào để thấu hiểu ý nghĩa của một nền văn hóa xa lạ. Do đó, các nguyên tắc của thuyết tương đối văn hóa buộc các nhà nhân chủng học phát triển các phương pháp luận và chiến lược tự nghiên cứu hoàn toàn mới.

Một công cụ của phương pháp luận

Giữa Thế chiến IThế chiến II, "thuyết tương đối văn hóa" là công cụ trung tâm cho nhà nhân chủng học người Mỹ trong việc phủ nhận tuyên bố thống trị của phương Tây, và ủng hộ các nền văn hóa không thuộc phương Tây. Chức năng của nó là chuyển đổi nhận thức luận Boas thành bài học về phương pháp luận.

Điều này là rõ ràng nhất đối với các vấn đề về ngôn ngữ. Mặc dù ngôn ngữ thường được dùng như một phương tiện giao tiếp, Boas chú ý đặc biệt đến ý tưởng rằng nó cũng là một phương tiện để phân loại kinh nghiệm, ông đưa ra giả thuyết rằng sự tồn tại của các ngôn ngữ khác nhau cho thấy rằng con người cũng phân loại, và do đó, ngôn ngữ khác nhau (điểm này đã được phát triển đầy đủ hơn trong các giả thuyết của thuyết tương đối ngôn ngữ).

Như vậy, mặc dù tất cả mọi người thể nhìn thấy bức xạ theo cùng một cách, trong chuỗi tuần hoàn của màu sắc, những người nói ngôn ngữ khác nhau sẽ phân chia chuỗi tuần hoàn này thành những màu sắc riêng biệt bằng nhiều cách khác nhau. Một số ngôn ngữ không có từ tương ứng với từ "green" (xanh lá cây) trong tiếng Anh. Khi người ta nói ngôn ngữ nào đó để thể hiện màu xanh lá cây, một số nghĩ nó ám chỉ màu "xanh da trời", một số khác nghĩ nó ám chỉ màu "vàng" trong ngôn ngữ của họ. Vì thế, sinh viên Boas, Melville Herskovits tổng kết những nguyên tắc của chủ nghĩa tương đối văn hoá như sau: "Tiêu chí đánh giá được dựa trên kinh nghiệm, kinh nghiệm đó được lý giải bởi trường văn hóa của riêng mỗi cá nhân."

Boas đã chỉ ra rằng các nhà khoa học lớn lên và làm việc trong một nền văn hóa đặc biệt, và do đó vị chủng là cần thiết. Ông cung cấp một ví dụ về điều này trong bài báo của mình năm 1889, "On Alternating Sounds" (tạm dịch là "Trong sự hòa âm")[6] Một số nhà ngôn ngữ học vào thời điểm Boas đã quan sát thấy rằng những người nói một số ngôn ngữ Mỹ bản xứ phát âm các từ giống nhau bằng những âm thanh khác nhau một cách lộn xộn. Họ nghĩ rằng điều này có nghĩa là những ngôn ngữ bản xứ không có trật tự và thiếu quy định chặt chẽ về phát âm. Họ coi đó là bằng chứng cho thấy những ngôn ngữ này còn nguyên thủy hơn so với ngôn ngữ của họ. Tuy nhiên Boas lưu ý rằng các biến thể phát âm không phải hệ quả của sự thiếu tổ chức của mẫu âm, mà thực tế nó là hệ quả của việc những ngôn ngữ này có trật tự âm thanh khác biệt với tiếng Anh. Những âm thanh khác biệt của ngôn ngữ bản địa so với tiếng Anh được nhóm lại thành một âm thanh duy nhất, nhưng cũng có một vài sự đối lập không tồn tại trong tiếng Anh. Sau đó ông lập luận rằng người Mỹ bản địa đã phát âm các từ trong câu hỏi cùng một cách, nhất quán, và các biến thể chỉ là do sự cảm nhận của một người nào đó có ngôn ngữ kháckhi phân biệt hai âm thanh. Sinh viên của Boas, nhà ngôn ngữ học Edward Sapir sau đó lưu ý rằng những người nói tiếng Anh cũng phát âm các âm thanh khác nhau, ngay cả khi họ nghĩ rằng họ đang phát âm các âm thanh tương tự. Ví dụ vài người nói tiếng Anh nhận ra rằng các âm thanh được viết bằng chữ <t> ở những từ "tick" (đánh dấu) và "stick" (dính)là phiên âm khác nhau. Âm <t> đầu tiên là âm tắc xát thông thường và âm <t> thứ hai là âm gió. Một người nói thứ ngôn ngữ mà sự tương phản này có ý nghĩa sẽ ngay lập tức sẽ cảm nhận chúng như những âm thanh khác nhau và có xu hướng không xem chúng là những cách phát âm khác nhau của cùng một âm vị duy nhất.

Sinh viên của Boas không chỉ quan tâm đến sự tham gia của ông vào nền triết học Đức, họ còn tham gia vào công việc của các nhà triết học và khoa học đương đại, điển hình là Karl Pearson, Ernst Mach, Henri Poincaré, William James and John Dewey. Theo lời của Robert Lowie, sinh viên của Boas, từ "những thứ siêu hình một cách ngây thơ cho tới giai đoạn nhận thức luận" là cơ sở để sửa đổi các phương pháp và lý thuyết nhân học.

Boas và các học trò nhận ra rằng nếu họ đã tiến hành nghiên cứu khoa học trong các nền văn hóa khác, họ sẽ cần phải sử dụng các phương pháp nào đó để giúp họ thoát khỏi những giới hạn của chủ nghĩa vị chủng của mình. Dân tộc học là một phương pháp như thế: về cơ bản, họ chủ trương sống với người có văn hóa khác trong một thời gian, qua đó họ có thể học được ngôn ngữ và được đồng nhất văn hóa, ít nhất là một phần, vào văn hóa đó.

Trong bối cảnh này, thuyết tương đối văn hóa là một thái độ coi trọng phương pháp nền tảng, vì nó hướng sự chú ý đến tầm quan trọng của bối cảnh địa phương trong việc tìm hiểu ý nghĩa của niềm tin và hoạt động của con người nói riêng.Vì vậy, năm 1948 Virginia Heyer đã viết, "Thuyết tương đối văn hóa, đặt nó trong sự trừu tượng tuyệt đối, mang ý nghĩa tương đối từ từng phần tới tổng thể. Từng phần sẽ thể hiện ý nghĩa văn hóa của nó khi được đặt trong tổng thể và không thể giữ được tính toàn vẹn của nó trong những tình huống khác".[7]

Một công cụ tự nghiên cứu

Phương pháp khác là dân tộc học: để so sánh và chỉ ra sự tương phản rộng nhất một loạt các nền văn hóa có thể, dù theo một cách có hệ thống và thậm chí cả cách thức thủ công. Trong những năm cuối thế kỷ XIX, nghiên cứu này thực hiện chủ yếu thông qua việc trưng bày các đồ tạo tác trong các bảo tàng. Người giám tuyển thường cho rằng những nguyên nhân tương tự như tạo ra hiệu ứng tương tự; Do đó, để hiểu rõ nguyên nhân của hành động của con người, họ nhóm những hiện vật tương tự với nhau - không phân biệt xuất xứ. Mục đích của họ là để phân loại hiện vật theo họ, chi và loài giống như đối với các sinh vật sinh học. Sắp xếp như vậy, bảo tàng trưng bày sẽ minh họa sự tiến hóa của nền văn minh từ thô thiển nhất tới các hình thức tinh tế nhất của nó.

Trong một bài báo trên tạp chí Science, Boas cho rằng phương thức tiếp cận này đối với sự tiến hóa của văn hóa sẽ bỏ qua một trong những đóng góp chính Charles Darwin trong thuyết tiến hóa:

"Bởi vì rất rõ ràng rằng sự phát triển của thuyết tiến hóa hướng tới mục đích là nghiên cứu cá thể chứ không phải sự trừu tượng từ những cá thể được theo dõi. Chúng tôi cần nghiên cứu dân tộc học một cách riêng rẽ trong lịch sử và môi trường của nó… Bởi khi liên quan đến mỗi phương tiện nào bên ngoài môi trường xung quanh nó, bên ngoài những phát minh khác của chủ nhân của nó, và bên ngoài các hiện tượng khác ảnh hưởng đến người dân và sản phẩm của họ, chúng ta không thể hiểu được ý nghĩa của nó… Sự phản đối của chúng tôi… là phân loại đó không phải là sự giải thích."[8]

Boas cho rằng mặc dù các nguyên nhân tương tự tạo ra hiệu ứng tương tự, nhưng các nguyên nhân khác nhau cũng có thể tạo ra hiệu ứng tương tự.[9] Do đó, hiện vật tương tự được tìm thấy ở những nơi xa xôi và khác biệt có thể là sản phẩm của những nguyên nhân khác biệt. Chống lại các phương pháp phổ biến như bản vẽ của phương pháp loại suy để khái quát, Boas ủng một phương pháp quy nạp. Căn cứ vào đánh giá của ông sự trung bày của các bảo tàng hiện nay, Boas đã kết luận:

Tôi cho rằng những vật thể chính trong bộ sưu tập về dân tộc học nên thể hiện sự thật rằng văn minh là một thứ gì đó không tuyệt đối, nó là tương đối, và những ý tưởng cũng như quan niệm của chúng ta chỉ đúng với nền văn minh hiện tại của chúng ta.[8]

Sinh viên của Boas, Alfred Kroeber mô tả nguồn gốc các quan điểm của thuyết tương đối như sau:[10]

Bây giờ, sự quan tâm đối với thời kì đầu của nhân chủng học vẫn rất kì lạ và khác thường, dù vậy thì động lực cho việc sưu tầm đồ cổ cuối cùng cũng đóng góp vào một kết quả cao hơn. Các nhà nhân chủng học đã ý thức được sự đa dạng của văn hóa. Họ bắt đầu nhận ra phạm vi bao quát hơn của sự đa dạng. Từ đó, họ bắt đầu mường tượng tổng thể hơn, không chỉ là một thời kì lịch sử hay một thứ mà ai đó có thể hành động, cũng không phải sự phân tích của một cá nhân đối với nên văn hóa của riêng họ. Họ dần ý thức về nền văn hóa "toàn vũ trụ", nói cách khác đó là một lĩnh vực rộng lớn mà chúng ta hay nền văn minh của chúng ta chỉ chiếm một phần trong đó. Kết quả là một quan điểm cơ bản của chúng ta được mở rộng, mà từ đó chủ nghĩa vị chủng từ vô thức trở thành tương đối. Sự thay đổi từ quan điểm ngây thơ của một ai đó coi mình là trung tâm trong thời gian và không gian đến một điểm nhìn rộng lớn hơn dựa trên sự so sánh khách quan là thứ gì đó có phần tương tự như sự thay đổi từ giả định địa tâm ban đầu trong thiên văn học thành sự lý giải của Copernic về hệ Mặt trời và tiếp theo là vũ trụ của các thiên hà.

Những quan niệm về văn hóa và nguyên tắc của thuyết tương đối văn hóa đã đem đến cho Kroeber và đồng nghiệp của ông những đóng góp nền tảng với nhân chủng học, phân biệt nhân chủng học với các lĩnh vực tương tự như xã hội học và tâm lý học.

Ruth Benedict, một học trò khác Boas, cũng lập luận rằng một sự đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa và vấn đề của chủ nghĩa vị chủng đòi hỏi các nhà khoa học áp dụng thuyết tương đối văn hóa như một phương pháp. Cuốn sách của bà, Patterns of Culture (Những hình mẫu của Văn hóa) đã từng rất nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Trong đó, bà giải thích rằng:

Những nghiên cứu tự do chỉ hữu ích sau khi những nghiên cứu sơ bộ hiện tại bị phản đối dữ dội. Mỗi nghiên cứu khoa học ngay từ ban đầu đều không có trọng số so với một hoặc một vài hạng mục khác trong vấn đề mà nó đã chọn để cân nhắc. Trong các lĩnh vực ít gây tranh cãi như nghiên cứu về xương rồng, mối hay bản chất của các tinh vân, phương pháp cần thiết chỉ là tập hợp tài liệu có liên quan và ghi chép tất cả những điều có thể về biến thể và điều kiện.

Bằng cách này, chúng ta đã học được tất cả những gì chúng ta biết về quy luật của thiên văn học, hoặc trong những thói quen của các loài côn trùng. Nó chỉ là trong nghiên cứu của một người nào đó về nền văn minh phương Tây khi mà các ngành khoa học xã hội lớn thay thế cho các nghiên cứu về biến thể của một địa phương.[11] Hơn nữa đó chỉ bởi sự đề cao của chính chúng ta với một nền văn hóa hóa hoàn toàn khác biệt, và chúng ta có thể nhận ra mức độ ràng buộc của văn hóa trong tín ngưỡng và hoạt động của chúng ta. Trong bối cảnh này, thuyết tương đối văn hóa là một phương thức tự nghiên cứu mang tính nền tảng bởi nó hướng chú ý tới sự quan trọng của sự đa dạng đối với bất kì hình mẫu nào được sử dụng để rút ra được những khái quát về nhân loại.